Nếu các bạn biết đến bộ manga/anime nổi tiếng One Punch Man thì hẳn không lạ gì năng lực siêu phàm của anh hói nhân vật chính Saitama: một phát chết luôn. Đúng vậy, theo đúng nội dung thì Saitama là nhân vật hết sức bá đạo, chỉ bằng một cú đấm (hay thỉnh thoảng cũng tung ra nhiều cú), mọi đấu thủ từ siêu sao võ thuật, siêu anh hùng, siêu ác nhân cho đến cả trùm vũ trụ cũng gục. Chính vì thế mà các fan Việt Nam đặt cho anh chàng đủ thứ biệt danh như “Thánh Phồng Tôm”, “Đấm Phát Chết Luôn”, “Anh Hùng 1 Đấm”, v.v.

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Vì vậy, khi đưa One Punch Man trở thành game với Saitama là nhân vật then chốt, thì liệu với sức mạnh quá sức “imba” này, liệu game có giữ được sự cân bằng?

Cân bằng sức mạnh của Saitama

Câu trả lời hết sức đơn giản: bạn sẽ không sở hữu Saitama đâu. Mà anh chàng sẽ chỉ xuất hiện trợ giúp bạn mà thôi.

Đầu tiên, game thủ sẽ mở được chức năng trợ giúp của Saitama trong trận. Chức năng này gần giống “tích nộ hóa quỷ” (Rage) trong các game MMORPG. Khi bước vào trận đấu, sẽ có hình của Saitama cùng 1 thanh tích điểm ở góc dưới bên trái màn hình. Mỗi đòn tấn công hoặc bị nhận sát thương vào đội hình, thanh này sẽ dâng lên một chút. Đến khi tích đầy, Saitama sẽ xuất hiện và tung đấm đánh bay 1 kẻ địch được bạn chỉ định.

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Ngoài ra, Saitama còn được dùng để minh họa cho chức năng càn quét các màn chơi hoặc boss đã hoàn thành trước đó. Xem các đoạn hoạt cảnh anh ta tung một đấm hất bay kẻ địch và vật phẩm rơi ra sẽ khá “phê” đấy.

Chức năng riêng cho Saitama

Không dừng ở chức năng hỗ trợ trong trận hay càn quét, trong One Punch Man: The Strongest, Saitama còn có nhiều “đất diễn” khác.

Saitama được thiết kế một bộ tính năng riêng khá đồ sộ. Bộ tính năng này có một biểu tượng riêng trên thanh công cụ, dẫn vào phần hoạt động của Saitama. Tại đây, có nhiều hoạt động bên lề để người chơi tham gia.

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Đó có thể là bài tập sức mạnh hàng ngày của Saitama, ghép tranh lưu giữ những khoảnh khắc cốt truyện, tăng điểm sức mạnh trợ lực cho đội hay những cuộc tuần tra truy quét tội phạm hàng ngày đầy hài hước của anh chàng siêu anh hùng “sư cọ”.

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Tách nhiệm vụ cốt truyện khỏi tiến trình đi màn

Cốt truyện của One Punch Man nổi tiếng với nhiều tình huống hài hước, cùng các tình tiết hết sức phá cách, đi ngược với phong cách truyện tranh siêu anh hùng thường thấy. Chính vì vậy, nhà sản xuất One Punch Man: The Strongest đã quyết định tách phần diễn biến cốt truyện cùng với các tình huống bản lề của nguyên tác thành một hệ thống riêng, nhằm tôn trọng tối đa nguyên tác

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Điều này giúp các chi tiết tréo ngoe khó đỡ vốn có của truyện có thể diễn ra thoải mái mà không làm người chơi cảm thấy phi lý. Hệ thống này theo sát diễn biến của phần chơi đi màn (có tên gọi là Exploration). Phần đi màn sẽ chia thành các khu vực ứng với từng giai đoạn của cốt truyện, và khi đến đúng thời điểm sẽ có nhiệm vụ cốt truyện xuất hiện song song với nhiệm vụ đi màn. Cách sắp xếp này vừa bảo đảm phần đi màn thử thách sức mạnh của người chơi được trơn tru, nhưng cũng diễn giải tốt những tình huống cốt truyện gốc.

Phân loại sức mạnh nhân vật theo nội dung truyện gốc

One Punch Man: The Strongest sắp xếp phẩm chất nhân vật theo các cấp độ từ thấp lên cao: N (lục), R (lam), SR (tím), SSR (cam).

Các nhân vật cũng xếp theo 5 nhóm khác nhau về xuất thân bao gồm Hero (anh hùng), Monster (quái vật), Outlaw (tội phạm), Martial Artist (võ thuật) và Other (khác).

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Về kỹ năng các nhân vật xếp theo 4 nhóm dựa theo nguồn gốc sức mạnh mà họ có bao gồm Hi-tech (khoa học công nghệ), Duelist (kỹ năng chiến đấu), Grappler (võ sĩ) và Esper (năng lực tâm linh).

One Punch Man: The Strongest đã sắp xếp hợp lý trật tự sức mạnh của các nhân vật và đưa ra một thang xếp hạng sát với truyện gốc. Lấy ví dụ nhân vật khá yếu là Mumen Rider (Xe Đạp Công Lý) được xếp ở nhóm R (chỉ trên bọn lâu la cùi bắp nhóm N một chút). Anh ta không có thế mạnh sát thương mà kỹ năng tập trung vào buff cho đồng đội là chính. Điều này rất phù hợp với tính chất của Mumen Raider trong truyện vì anh chàng… chả có năng lực gì vượt trội ngoài sức mạnh… tinh thần và lòng chính nghĩa ngút trời.

One Punch Man: The Strongest – Làm thế nào để Saitama không “phá game”?

Ngược lại, các nhân vật lọt vào nhóm cực khủng SSR đều là những cá nhân từng thể hiện sức mạnh kinh hoàng của mình trong truyện gốc. Về phần quái vật thì có một số chỉ xuất hiện thoáng qua và bị hạ chóng vánh như Vaccine Man, Subterranean King nhưng vẫn được xếp vào SSR. Bởi thực sự chúng rất mạnh, chẳng qua là do… quá xui khi gặp phải Saitama và bị xơi một đấm. Chứ trình độ chắc chắn sẽ gây không ít lao đao cho hiệp hội siêu anh hùng.

One Punch Man: The Strongest sẽ được VNG phát hành vào tháng 8 tới. Hãy cùng chờ đón game cùng BlueStacks nhé!